Ngôi Sao May Mắn

Hạnh phúc và bình an trong chúa.

Tấm Gương Sáng

May Mắn, hạnh phúc, vui vẻ, bình an, niềm tin và hy vọng.

Mẹo Vặt Cuộc Sống

Tiết kiệm thời gian và rắc rối nè.

Sản Phẩm

Sản phẩm thiết thực là sản phẩm mọi người muốn và cần.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Không chỉ là doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực, chị còn là Tiến sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga, thông thạo 5 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga nhưng ít ai biết rằng chị xuất thân từ một gia đình nghèo hiếu học.



 Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

“Ẵm” hàng chục giải thưởng lớn

Gặp chị Nhàn, ít ai nghĩ rằng người phụ nữ nhỏ nhắn, trắng trẻo, ăn nói nhỏ nhẹ này, hàng chục năm qua đã có nhiều dự án kinh doanh thành công ở nhiều lĩnh vực “khó nhằn” như xuất khẩu lao động, môi trường, y tế, giáo dục, dạy nghề, khoa học công nghệ… Chị đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành, địa phương tặng huân, huy chương, bằng khen và nhiều giải thưởng như Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải Sao đỏ, Giải Bông hồng vàng, doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu, Giải thưởng thương hiệu xuất sắc quốc gia…

Mỗi lĩnh vực kinh doanh, chị đều có những ý tưởng mới đem lại ý nghĩa lớn cho xã hội. Cụ thể, về lĩnh vực xuất khẩu lao động, chị Nhàn là người đã đưa ra ý tưởng để đề xuất các chương trình hỗ trợ sinh viên, đối tượng nghèo, đối tượng chính sách, đưa các chương trình tuyển dụng về tận các địa phương, trường học, hỗ trợ người nghèo về vốn và trang bị các kiến thức cần thiết để họ có thể sang nước ngoài làm việc tốt. Với lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường, từ nhiều năm trước đây khi người Việt Nam chưa chú trọng đến việc xử lý ô nhiễm môi trường, chị đã kiên trì cùng với các đối tác nước ngoài đến từng địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo nói về các tác hại của việc ô nhiễm môi trường, các bài học kinh nghiệm của các nước phát triển về vấn đề môi trường và tư vấn các giải pháp để bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Chị đã đưa các công nghệ tiên tiến của thế giới vào xử lý môi trường tại Việt Nam và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực gai góc này các dự án lớn theo hình thức BT, BOT.

Đối với lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, AIC là doanh nghiệp đã hỗ trợ cho nhiều địa phương trong việc triển khai các chương trình đồng bộ như: Đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo giáo viên tại nước ngoài, cung cấp các trang thiết bị tiên tiến để giảng dạy, các phần mềm giảng dạy cũng như đưa các giáo viên nước ngoài vào Việt Nam để đào tạo ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh các trường học tại Việt Nam.

Để thành công trên lĩnh vực nào đó, đều đòi hỏi người đó phải có sự đam mê và cống hiến hết mình. Đối với nữ thì công việc này lại càng khó khăn hơn bao giờ hết nhất là lĩnh vực kinh doanh đầy “cạm bẫy”.

“Tôi cho rằng làm công việc gì cũng vậy muốn làm tốt thì đều khó khăn và vất vả chứ không riêng gì các hoạt động mà chúng tôi đang làm. Tuy nhiên nếu các hoạt động kinh doanh mà lại có ý nghĩa xã hội thì tôi thấy rất nên làm. Các hoạt động kinh doanh của chúng tôi đều là những vấn đề nóng mà xã hội chúng ta cần giải quyết ngay” - chị Nhàn cho hay.

Chia sẻ về thành công mà công ty đã đạt được, chị Nhàn khiêm tốn cho biết: “Những thành công mà chúng tôi có được chỉ là bước khởi đầu mà thôi, tôi và anh em trong công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể làm tốt những việc chúng tôi cần làm và muốn làm. Để có thể làm được một công việc tốt, điều quan trong mà tôi nhận thấy đó là phải có phương pháp tốt, tổ chức bài bản, khoa học, phát huy sức mạnh tổng thể, tiến hành các giải pháp đồng bộ, không ngừng học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến và Việt nam, của những người xung quanh, có quyết tâm cao và có tâm trong công việc”.


Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn dự lễ động thổ khởi công xây dựng Nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn

Ý chí của một cô gái nghèo hiếu học   Có lẽ truyền thống gia đình hiếu học đã hun đúc lên con người chị. Niềm đam mê học tập đã đưa chị từ một cô gái nghèo vùng quê Bắc Ninh trở thành một doanh nhân thành đạt với 2 bằng đại học, Thạc sỹ tốt nghiệp tại trường Latrobe của Úc. Nhưng ít ai biết rằng, chị đã có học hàm Tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học Nga và sử dụng thông thạo 5 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga.

“Tôi không có hậu thuẫn từ gia đình, bạn bè hay bất cứ cơ hội tốt nào từ bước khởi nghiệp của mình, tôi tự biết điều đó và vì vậy mà tôi luôn phải tự cố gắng, cũng có lẽ chính vì điều đó mà tôi có ý chí cao trong công việc của mình là phải vượt qua mọi khó khăn. Đến bây giờ, khi xung quanh tôi có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, đối tác trong và ngoài nước luôn động viên hỗ trợ tôi trong công việc nhưng tôi luôn biết điều quan trọng nhất để thành công đó phải chính là ý chí của bản thân mình và luôn phải vượt qua được chính mình trong mọi hoàn cảnh. Tôi cần phải cố gắng và luôn cố gắng” - chị Nhàn tâm sự.

Hoạt động kinh doanh, đôi khi không thể tránh khỏi sự thất bại. Những thất bại đó chính là bài học kinh nghiệm cho người đam mê ngành mình theo đuổi. Chị Nhàn luôn ghi nhớ những thất bại của mình: “Đó là những bài học lớn giúp cho tôi nhìn lại mình để có thể thành công hơn trong công việc. Thất bại lớn nhất mà tôi gặp phải đó là việc sử dụng con người trong công việc”.

Chưa bao giờ hài lòng với chính mình

Thông thường những doanh nhân thành đạt luôn bị công việc cuốn đi, ít có thời gian trau dồi kiến thức trong sách vở. Nhưng với chị Nhàn, đam mê kinh doanh, đam mê học tập luôn thường trực. Chị  Nhàn tâm sự: “Việc học tập để nâng cao kiến thức đối với tôi cũng là một công việc hết sức quan trọng. Các kiến thức mà tôi có được đều giúp cho tôi có thể triển khai điều hành các hoạt động của tôi tốt hơn. Vì vậy mà trong mọi hoàn cảnh có thể cố gắng thu xếp được tôi đều thu xếp để dành thời gian học tập. Bởi rất nhiều điều tôi muốn học hỏi mà tôi chưa có thời gian và cơ hội để học”.


   Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Viện sỹ, Giáo sư, Tiến Sỹ khoa học Dorokhov Igor N.- Chủ tịch Viện Hàn lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga ký kết đào tạo.     Ngoài việc đưa ý tưởng vàotổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp liên tục phát triển trong nhiều năm qua, chị Nhàn luôn quan tâm đến vấn đề con người. Hiện Công ty AIC có đội ngũ cán bộ trẻ hàng ngàn người được đào tạo bài bản, khoa học. Năm 2011,trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không có tiền trả lương cho nhân viên nhưng Công ty AIC vẫn tăng trưởng 183% và lương của các cán bộ trong công ty đều được tăng từ 1,5 đến 2 lần so với năm 2010.

Song hành cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty AIC cũng luôn có các hoạt động hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ các địa phương bằng các hoạt động có ý nghĩa lớn như đưa các tập đoàn nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam với nhiều dự án lớn hàng đầu Việt Nam, hỗ trợ tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và nhiều hỗ trợ có ý nghĩa khác với giá trị nhiều tỷ đồng mỗi năm. Hiện Công ty AIC có gần 20 công ty thành viên và có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 30 nước trên thế giới và có hoạt động trên hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc.

Trong buổi ký kết giữa Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Viện Hàn lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga (MASI) về đào tạo hợp tác trong các lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học Công nghệ và Đào tạo nhân lực cho Việt Nam, Viện sỹ, Giáo sư, Tiến Sỹ khoa họcDorokhov Igor N. Chủ tịch Viện Hàn lâm các Khoa học Hệ thống CHLB Nga nhận xét về chị Nhàn: “Đây là người phụ nữ thông minh, làm việc có trách nhiệm cộng đồng. Chính vì điều đó Viện Hàn lâm khoa học Nga đã thực hiện hỗ trợ cho Việt Nam các chương trình đào tạo cán bộ tại Nga và đưa các chuyên gia sang Việt Nam đào tạo nhân lực Việt Nam thông qua bên Công ty AIC”.

Được Chính phủ ghi nhận những công lao đóng góp nhưng chị vẫn chưa bằng lòng với bản thân mình. Chị cho rằng: “Cuộc sống ai cũng đều có ước vọng và mong muốn. Nếu như điều tôi tham lam mà có thể làm cho tôi tốt hơn, có thể giúp ích được cho xã hội, cho những người thân yêu và bạn bè của tôi thì tôi thấy đó không phải là điều xấu. Tôi chưa bao giờ hài lòng với chính mình cả, đó chính là động lực để tôi phải phấn đấu trong cuộc sống”.

Hồng HạnhJenifer.in.love

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Helen Phương: Cô Chủ Trẻ Của Hoa Gấu Bông

Với những chú gấu bông nhỏ xinh, trong một thời gian ngắn, Helen Phương đã phát triển thành chuỗi cửa hàng thương hiệu Hoa gấu bông Teddy với hệ thống đại lý rộng khắp trên cả nước.

Mẹ Phương sửng sốt khi biết Phương quyết định nghỉ việc trợ lý giám đốc marketing cho một công ty lớn để chuyên tâm phát triển Hoa gấu bông Teddy. Tuy nhiên, với cá tính của cô gái sinh cung Thiên Bình, mỗi khi quyết định việc gì thì Helen Phương sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu, bất chấp khó khăn.

Khởi đầu từ đam mê

Ý tưởng tạo ra những bó hoa xinh xắn đã được nhen nhóm trong một lần Phương đi du lịch tại Malaysia. Khi dạo qua các khu chợ đêm, cô bị mê mẩn bởi vẻ đẹp và lãng mạn của những cánh hoa hồng giấy bao quanh những chú gấu bông xinh xắn dễ thương. Nhận thấy đây là ý tưởng độc đáo và mới, Phương quyết định mang dòng sản phẩm này về phát triển tại Việt Nam.

Sau chuyến đi ấy, cô dành những buổi tối để cặm cụi kết những bó hoa bằng thú và gấu bông. Ban đầu, Phương kết theo những mẫu cô mua về từ nước ngoài, nhưng sau đó cô nhanh chóng nhận ra các sản phẩm này thiếu độ bền và chắc chắn cũng như chưa đủ độ tinh tế. “Sản phẩm chưa đủ thuyết phục để tạo nên trào lưu”, Phương tự nhủ.

Với ưu thế tốt nghiệp ngành thiết kế đồ hoạ, sau 3 tháng tìm tòi và nghiên cứu tốn nhiều công sức và tâm huyết, những cải tiến của Phương đã mang lại hiệu quả hơn mong đợi.

Sản phẩm đầu tiên Helen Phương giới thiệu đến bạn bè là một bó hoa gồm 21 chú gấu nhỏ được kết cùng lông vũ bên ngoài bằng ren, khiến bạn bè trầm trồ ngạc nhiên và đặt hàng.

Sau đó, Phương thử đăng sản phẩm trên các trang rao vặt. Sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Đơn đặt hàng với số lượng tăng liên tục. Sáng cô làm nhân viên văn phòng, chiều tối về nhà bó hoa. Nhiều hôm không làm kịp đơn hàng cho khách, Phương phải thức đến 3-4h sáng.

Phương quyết định nghỉ việc tại công ty. Cửa hàng đầu tiên tại địa chỉ 216 Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận, TP.HCM mang theo nhiều tâm huyết và quyết tâm của cô chủ trẻ, xây dựng một thương hiệu quà tặng Việt mới lạ và độc đáo. “Không hiểu sao lúc đó tôi lại có quyết định táo bạo đến như vậy”, Phương tâm sự.

Cửa hàng Hoa gấu bông Teddy tại Nha Trang Center.

Muốn làm người dẫn đầu, phải định hướng thị trường

Helen Phương bật mí: “Thần tượng của tôi là Steve Jobs, và tôi học bí quyết kinh doanh từ ông. Bạn không thể chỉ hỏi khách hàng những gì họ muốn và sau đó cố gắng để cung cấp cho được cái họ đòi hỏi. Vào chính lúc bạn bắt đầu làm được nó, khách hàng sẽ muốn một cái gì đó mới hoàn toàn. Bạn phải xây dựng cái mới trước và khách hàng sẽ nói rằng họ mong muốn cái mới mà bạn tạo ra”.

Do vậy, dù nhiều bạn bè và người thân tỏ ra nghi ngờ về sự thành công của sản phẩm, trước giờ mọi người chỉ thích hoa tươi vì cho rằng nó có hồn, bây giờ mình ra sản phẩm mới, Phương nên nghiên cứu và tham khảo, thăm dò thị trường và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định. Dù lời khuyên của họ hợp lý nhưng cô quyết định học cách của Steve Jobs.

Sản phẩm nhanh chóng được thị trường đón nhận. Cả các diễn viên, ca sĩ và người nổi tiếng đều rất thích sản phẩm của Phương bởi sự độc đáo, mới lạ và tinh tế. “Các nghệ sĩ chia sẻ những cảm nhận tích cực về sản phẩm trên các trang cá nhân của họ cũng góp một phần tạo nên trào lưu cho dòng sản phẩm của mình”, Helen Phương chia sẻ.

Lý Nhã Kỳ chia sẻ món quà tặng nhân ngày sinh nhật trên trang cá nhân.

Tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm đặc biệt

Dù sản phẩm được thị trường đón nhận và quan tâm, Helen Phương vẫn dành phần lớn thời gian hàng ngày để nghiên cứu, cải tiến và cải tạo chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Cô nói: “Làm người dẫn đầu, bạn sẽ luôn bị các đối thủ dòm ngó. Thương trường rất khốc liệt. Nếu không tạo được sự khác biệt sẽ bị đối thủ nhấn chìm”.

Phương cho biết vừa đưa sản phẩm lên website, vài hôm sau đã bị bắt chước. Do đó, phải đi trước thị trường một bước bằng cách sáng tạo ra mẫu mới và một số nguyên liệu chủ đạo được Phương đặt trực tiếp từ Hàn Quốc về để tạo nên sự khác biệt.

“Các đối thủ chỉ bắt chước được hình dáng, chất lượng và nguyên liệu, không bắt chước được do tôi đặt hàng từ nguồn riêng, các nguyên liệu không có trên thị trường Việt Nam”, Phương chia sẻ.

Các sao giao lưu cùng Helen Phương.

Nhiều khách hàng tỏ ra ngạc nhiên vì các bó hoa đều mang một ý nghĩa rất riêng. Một gấu tượng trưng cho thông điệp: “Trong trái tim anh chỉ có mình em”. 7 gấu mang ý nghĩa: “Anh luôn thầm yêu trộm nhớ em” dành cho những bạn muốn tỏ tình nhưng còn e ngại. Và các sản phẩm bán chạy nhất của Phương là các sản phẩm 11 gấu với ý nghĩa: “Trọn đời trọn kiếp chỉ yêu mình em”.

“Nhiều bạn trẻ ngại bày tỏ cảm xúc với người mình quan tâm và thương yêu. Hoa gấu bông Teddy thay lời muốn nói. Chỉ cần nhận được bó hoa thì người nhận sẽ hiểu được tâm ý của bạn. Đó là lý do Phương chọn thông điệp của sản phẩm mình: yêu thương nhau sao không nói”.

Hạnh phúc là mang đến niềm vui cho mọi người

Sau 3 năm, với sự phát triển không ngừng, thương hiệu Hoa gấu bông Teddy đã trở thành chuỗi cửa hàng và hệ thống đại lý rộng khắp trên cả nước. Helen Phương đã phát triển từ thú vui và đam mê trở thành nghề nghiệp ổn định.

Phương tâm sự: “Với tôi, niềm vui mỗi ngày là nhận được những lời cảm ơn của các khách hàng sau khi nhận hoa và hài lòng với sản phẩm. Những câu chuyện chia sẻ của các khách hàng nhờ bó hoa đã mang họ đến gần nhau hơn được tôi ghi chép lại cẩn thận và thường xuyên mang ra đọc, như một lời nhắc nhở chính mình là không ngừng hoàn thiện sản phẩm và chất lượng dịch vụ để không phụ lòng tin yêu của họ”.

Helen Phương cùng ca sĩ Thuỷ Tiên.

Dù có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho các dịp lễ đặc biệt trong năm như ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Noel, Lễ tình nhân 14/2, Quốc tế phụ nữ 8/3, năm nào các sản phẩm của Teddy của Phương cũng bị "cháy hàng". "Huy động các nhân viên tăng ca và bản thân mình phải làm việc liên tục tới 4-5h sáng mỗi ngày trong những ngày lễ nhưng vẫn không kịp đơn hàng cung cấp. Mình cảm thấy có lỗi với các khách hàng khi không mua được món quà ý nghĩa tặng người thân nhưng không muốn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm kém chất lượng. Mỗi lần như thế Phương đều có gắng thuyết phục khách hàng thông cảm mua vào một dịp khác", Phương nói.

Cô chủ trẻ dí dỏm: “Ngoài các bí quyết trên, bí quyết quan trọng nhất là tôi đã tìm được người bạn đời sẵn sàng giúp mình theo đuổi tận cùng đam mê”.

Nguồn tin: Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

9x Việt Tài Năng

Chỉ với nhà kho làm nơi trung gian giữ và bày bán đồ giúp người ký gửi mà chàng trai 9X Đỗ Tuấn Hải mang về thu nhập chừng 100 triệu/tháng. Ngoài ra Hải còn làm chủ quán cà phê và hai cửa hàng thời trang.

Người đi tiên phong

Nhà kho ký gửi là nơi trung gian nhận mọi thứ đồ như quần áo, giày dép, sách cho đến đồ bếp, đồ điện tử… đã qua sử dụng. Người ký gửi sẽ tự định đoạt giá của sản phẩm. Nhà kho có nhiệm vụ đem trưng và rao bán lại để ăn chia lợi nhuận. Món đồ bán được càng sớm, người ký gửi sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Mô hình này đang được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và áp dụng.

Đỗ Tuấn Hải, chàng trai 9x năng động, kinh doanh giỏi.

Đỗ Tuấn Hải (23 tuổi, Hà Nội) là người đầu tiên nắm bắt và kinh doanh dịch vụ này. Anh đang sở hữu một nhà kho ký gửi rộng hơn 300 m2 trong khu Zone 9 đường Lê Thánh Tông, Hà Nội. Hải mở từ tháng 6/2013 sau một lời gợi ý của một người bạn trong nhóm.

Hải kể về ý tưởng của mình: “Ngay khi nghe ý tưởng kinh doanh này mình liền thốt lên “sao hay thế”. Trước đó chưa hề nghe về cái này, lại thấy mô hình độc đáo ở Việt Nam chưa ai làm cả nên Hải quyết định mở nhà kho ký gửi”.

Hải và hai người bạn đồng sáng lập mô hình nhà kho ký gửi.

Hải cùng với hai người bạn khác, mỗi người bỏ ra 200 triệu để tìm một mặt bằng đủ rộng làm nhà kho chứa đồ. Nhà kho làm trong khu Zone 9, rộng hơn 300 m2 được trang trí lại. Rồi Hải cùng cộng sự thiết một quy trình ký gửi hàng hóa phù hợp và tự mày mò thiết lập các phần mềm quản lý. Sau gần 3 tháng, mô hình nhà kho ký gửi đầu tiên Ở Việt nam được Hải cho ra mắt.

“Công việc của mình gặp nhiều thuận lợi lớn vì đây là mô hình đầu tiên ở Việt Nam nên được mọi người chú ý và quan tâm ngay khi đi vào hoạt động. Khách tới rất đồng, nhiều nhất là khách hàng nữ nên nhà kho của mình có rất nhiều mặt hàng thời trang. Còn khách mua hàng lại vui vẻ vì mua được hàng giá rẻ", Hải nhớ lại.


Không gian nhà kho ký gửi ở khu Zone 9 của Hải.

Có những chiếc áo còn mới chỉ bán với giá 7.000 đồng, nhưng lại có chiếc áo được định giá đến 22 triệu đồng như chiếc váy cưới do cô dâu tự thiết kế. Kể về kỷ niệm với các món hàng ký gửi, Hải nói: “Mình nhớ nhất có một chị mang một chiếc máy nghe đĩa than vẫn hoạt động tốt đến và kể câu chuyện rất hay về người bố cùng chiếc máy đĩa đó. Qua đó, Hải thấy khá vui vì đôi khi khách hàng không chỉ là mang đồ đến ký gửi mà nhà kho còn là nơi để chia sẻ phong cách sống cho mọi người”.

Nhà kho của Hải ngày nào cũng có khách tới xem hàng, ký gửi. Có thời điểm những món đồ “cũ người mới ta” không còn chỗ để. Vào cuối tuần, nhà kho thường diễn ra các sự kiện, phiên chợ tấp nập. Sau 7 tháng mở, nhà kho mang lại cho riêng Hải mức thu nhập khoảng 50-100 triệu/tháng.

Duyên kinh doanh từ nhỏ

Không chỉ kinh doanh mỗi nhà kho, hiện tại Tuấn Hải còn là chủ của 2 cửa hàng thời trang và một quán cà phê. Cậu bạn dấn thân vào thương trường khi là sinh viên năm 3. Hải rất thích thời trang, nên đánh liều mượn mẹ 100 triệu mở cửa hàng bán quần áo. Và chỉ sau 5 tháng, chàng trai quê Sơn La đã trả lại đầy đủ cho mẹ mình.

Ngoài kinh doanh, Hải còn làm MC, người mẫu ảnh...

Khi thấy việc bán thời trang bắt đầu ổn định thì cũng là lúc Hải muốn thứ sức với những lĩnh vực mới. Hải có mong muốn mở một hệ thống nhà hàng dịch vụ dành cho giới trẻ và cà phê là điểm thử sức tiếp theo. Hiện tại cả quán cà phê, cửa hàng thời trang đều hoạt động tốt, giúp Hải mỗi tháng kiếm được hơn 100 triệu.

“Máu” kinh doanh đến với Hải từ khi còn là học trò cấp 2. Hải nhớ hồi lớp 8, Hải từng nhập chocolate về bán nhân ngày Lễ tình nhân và 8/3. Những lần sau, cứ đến dịp lễ là cậu lại cùng bạn lập nhóm bán hoa, chocolate, quà tặng... thường xuyên hơn. Dần dần, kinh doanh “ngấm” một cách nhẹ nhàng với chàng trai 9X này.

Thời gian rảnh còn lại, Hải đi làm công việc yêu thích của mình là MC và người mẫu ảnh cho các báo hoặc đọc sách, di du lịch. Mỗi công việc, chàng trai này đều để lại dấu ấn riêng.

Nói về công việc, Hải chia sẻ: “Tập trung cho nhà kho, cửa hàng rồi rảnh đi làm MC, người mẫu… chỉ như vậy thôi cũng đủ mệt rồi. Nhưng mình vẫn cố sắp xếp thời gian hợp lý các công việc, nhất là hệ thống các cửa hàng. Mình luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới để đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”.

Nguồn tin: Trí Thức Trẻ

Nữ Doanh Nhân 8x Nặng Tình Yêu Với Trẻ Con

Đang thành công trong vai trò giám đốc marketing một doanh nghiệp lớn ở TP HCM, chị quyết định nghỉ việc để theo đuổi niềm đam mê lớn hơn - đem lại giấc ngủ bình yên cho con trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Tiếp xúc với chị Vi Thị Thu Nhi, Giám đốc thương hiệu nội thất trẻ em cao cấp Nanakids, ai cũng cảm nhận được trong cử chỉ, lời nói, hành động của chị toát lên một tình cảm đặc biệt dành cho con trẻ. Chị lý giải: "Tôi luôn tâm niệm cuộc sống không có nghĩa là hiện tại bạn đang có gì mà phải làm được cái gì, thực hiện được và đúng công việc yêu thích của mình, điều này mới thật sự quan trọng. Triết lý kinh doanh của tôi gói gọn trong cụm từ: 'vì tình yêu con trẻ'".

Yêu trẻ chính là nguyên nhân dẫn đến quyết định từ bỏ công việc văn phòng để tiến vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mà chị không hề có chuyên môn - sản xuất nội thất trẻ em. Bén duyên với ý tưởng sản xuất đồ nội thất cho trẻ em rất tình cờ, ấy là năm 2009, khi mang thai đứa con đầu lòng, chị bắt đầu lùng mua các vật dụng cần thiết cho bé như nôi, các đồ dùng hỗ trợ... Chị nhận thấy rằng những sản phẩm chất lượng tốt cho bé tại thị trường Việt Nam quá ít, đa phần là hàng Trung Quốc hoặc có hàng ngoại nhập nhưng giá quá cao và phải mất thời gian chờ đợi nhập hàng về.

Nữ doanh nhân Vi Thị Thu Nhi trực tiếp tham gia quy trình sản xuất cùng
đội ngũ công nhân để đảm bảo đúng chất lượng cho sản phẩm.

Mang trăn trở này tâm sự với những người trong gia đình và bạn bè, chị phát hiện nhu cầu của các bà mẹ trẻ được tiếp cận những sản phẩm tốt, chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển thể chất cho bé rất cao. Thế là ý tưởng mở công ty chuyên nội thất trẻ em để mang lại những tiện nghi giúp các bà mẹ "dễ thở" hơn trong việc chăm sóc con cái bắt đầu nhen nhóm từ đây.

Thường đi công tác và học tập nhiều nơi trên thế giới trong nhiều năm nên chị rất hiểu phương pháp dạy con tự lập từ nhỏ của các ông bố bà mẹ Tây. "Nhiều gia đình Việt có con nhỏ phải chuyền tay bé hết từ ba mẹ qua ông bà, cô chú, ẵm chạy lòng vòng mà chả chịu ngủ. Trong khi đó em bé nước ngoài vài tháng tuổi đã tự nằm ngủ trong nôi mà cha mẹ khỏi cần ru dỗ. Điều này làm tôi thực sự ngạc nhiên", chị Nhi kể lại.

Theo chị, các bậc cha mẹ ngoại quốc đã phải tập con từ nhỏ. Khoảng 3 tháng tuổi, sau khi bú no và tắm rửa sạch sẽ, bé được mặc ấm và cho đi ngủ. Ban đầu bé có thể quấy khóc nhưng cha mẹ phải bình tĩnh, không được "xót con" mà ẵm lên ngay. Phải từ từ vỗ về để đưa bé vào giấc ngủ. Dần thành quen, chỉ cần bố mẹ đặt xuống là vài phút sau bé có thể ngủ ngon.

Để làm được điều này thì bên cạnh phương pháp khoa học còn phải có "học cụ" đi kèm như nôi, quần áo ấm, bộ đèn xoay trang trí... hay thậm chí cả camera hồng ngoại để cha mẹ có thể quan sát được con vào ban đêm. Tuy nhiên tìm được những "học cụ" đạt chuẩn này xem ra rất khó khăn, ngay cả như tại một đô thị hàng đầu như TP HCM.

Thế là thương hiệu Nanakids được chị Nhi "khai sinh" vào năm 2009 với mục tiêu chuyên sản xuất và kinh doanh những sản phẩm tiện nghi chăm sóc bé nhằm chia sẻ nhọc nhằn cho các bà mẹ hiện đại vốn vừa phải làm việc ngoài xã hội, vừa phải chăm sóc con cái và quán xuyến gia đình.

"Ban đầu cũng do dự, lo lắng, rồi cả người thân, bạn bè nói vào nói ra, khuyên nên dừng lại, đang sướng không muốn tự dưng rước khổ vào thân. Nhưng tôi vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ góp phần tạo cho trẻ em Việt tính tự lập ngay từ bé thơ qua những sản phẩm của mình", chị Nhi nói. Đó có lẽ cũng là phong cách mạnh mẽ, quyết đoán của mảnh đất miền Trung quê hương đã ăn sâu vào người phụ nữ này.

Lên kế hoạch thì dễ, nhưng bắt tay vào thực hiện phát sinh nhiều vấn đề lớn. Ban đầu vốn không có phải đi vay, lại là "tay mơ" về nội thất nên chị phải tự mình tìm tòi và học hỏi kiến thức, trực tiếp làm việc với kỹ thuật, công nhân nhà máy để hoàn thiện thiết kế và sản phẩm. Việc phải ở dài ngày tại nhà xưởng để cùng công nhân nghiên cứu, sản xuất những mẫu mã mới, đẹp mắt, tiện dụng hay bị mất ngủ, sụt cân là chuyện "thường ngày ở huyện".

Bên cạnh đó chị còn phải tìm kiếm các đối tác lớn ở nước ngoài và thuyết phục họ hợp tác để có thể đem về những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho trẻ em Việt. Qua khó khăn ban đầu, hiện tại Nanakids đã tạo được vị thế trong thị trường nội thất trẻ em cao cấp, không chỉ phục vụ trẻ em trong nước mà còn xuất khẩu ra cả nước ngoài.

"Tôi nhớ mãi có lần một vị doanh nhân người nước ngoài bước vào showroom Nanakids tại quận 1, TP HCM và thốt lên với tôi rằng công ty của bạn cũng sản xuất những sản phẩm trẻ em chất lượng này ư, tôi đã tìm cả năm nay ở Sài Gòn cho con trai mà không thấy", chị Nhi tự hào nói.

Vừa điều hành công ty, vừa phải làm tròn vị trí là vợ, là mẹ và là con dâu trong gia đình nên chị phải phân chia thời gian hợp lý để kết hợp điều hành công ty, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, chăm sóc hai con nhỏ và quán xuyến việc gia đình cùng một lúc. "Chỉ có tình yêu thương chân thành dành cho trẻ và niềm đam mê với những sản phẩm tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ mới khiến tôi tham công tiếc việc đến vậy", chị Nhi tâm sự.

Sản phẩm nôi Nanakids có nhiều chức năng để sử dụng hiệu quả trong thời gian dài.

Sản phẩm Nanakids được đề cao tính an toàn, sự phát triển và hoàn thiện tư duy của trẻ để, giúp cha mẹ sử dụng hiệu quả hơn sản phẩm và chăm sóc con tốt. Đơn cử qua nghiên cứu thị trường, chị Nhi nhận thấy nhiều gia đình ít mua nôi cho con trẻ vì tâm niệm sản phẩm này chỉ dùng cho con trong 6 tháng đầu đời, sau đó không dùng nữa nên mua về thì phí.

Để giải quyết vấn đề này, nôi Nanakids được thiết kế khác biệt với 3 nấc nâng hạ sàn. Nấc cao nhất dành cho bé 0-3 tháng tuổi, lúc này mẹ mới sinh bé xong, việc đi lại và cúi xuống chăm sóc hay ẩm bé còn khó khăn nên nên mức sàn cao này sẽ giúp cho việc mẹ chăm sóc bé được tiện lợi. Tiếp đó nấc trung bình dành cho bé từ tháng thứ 3-10 khi đã biết lẫy, ngồi, bò…, phụ huynh chuyển xuống nấc này để đảm bảo an toàn cho bé. Nấc thấp nhất dùng khi bé biết đi, mẹ có thể bỏ bé vào cũi và chơi trong đó trong lúc mẹ làm việc nhà mà ko phải lo trông chừng bé.

Sau khi bé không còn nằm nôi nữa, các phụ huynh có thể tháo hai thanh chắn hai bên của nôi để biến nó thành chiếc giường nhỏ để bé ngủ riêng (sử dụng được cho bé đến 5 tuổi). Để tận dụng, mẹ có thể tháo một thành nôi và trải tấm nệm lên. Chiếc nôi sẽ biến thành chiếc ghế sofa cho bé ngồi chơi cho đến khi bé lớn. Do đó vậy việc đầu tư nôi Nanakids đảm bảo sử dụng lâu dài với chi phí hợp lý.

Chị Nhi cho biết sản xuất nôi tưởng đơn giản nhưng không hề "dễ ăn", phải nắm rõ kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng và hỗ trợ sự phát triển. Ví dụ các thanh gỗ của thành nôi không được có góc cạnh, các chi tiết phải được xử lý láng mịn và bo tròn để đảm bảo khi bé chạm vào sẽ không bị ghim dằm hay đứt tay. Ngoài ra, khoảng hở giữa các thanh gỗ thành nôi phải vừa đủ lớn để đảm bảo bé có thể vịn tay vào thành nôi thoải mái mà không không lo bị kẹt tay và không được quá to để đảm bảo bé không thể thò đầu ra ngoài thành nôi.

Hay sản phẩm giường tầng Nanakids cũng đa dạng, có thể tách làm hai giường đơn hoặc ráp thêm một hộc giường bên dưới để biến thành chiếc giường 3 tầng, phù hợp cho những gia đình có diện tích phòng ngủ nhỏ gọn.

Những chiếc giường ngủ tiện ích cho trẻ, tiết kiệm được không gian trong nhà.

Theo chị Nhi, sản phẩm nội thất Nanakids xuất xưởng tuân thủ các tiêu chuẩn châu Âu, Mỹ về an toàn sức khỏe cho bé từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, sản xuất đến ra thành phẩm, phù hợp với các bà mẹ hiện đại. "Sản phẩm đều có thiết kế mang phong cách sang trọng hiện đại, dễ dàng tháo lắp, sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn an toàn dành riêng cho trẻ, dùng chất liệu hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, sơn PU không chì, không độc hại với trẻ nhỏ", chị Nhi nhấn mạnh.

Ngoài những sản phẩm nội thất cơ bản như nôi cũi, giường, giường tầng, tủ, bàn học, Nanakids còn cung cấp cho khách hàng những bộ trang trí phòng gồm chăn mền, nệm gối nhiều mẫu mã, chất liệu bền đẹp đến các vật dụng trang trí đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí thông minh và óc sáng tạo như giấy dán tường RoomMates, đồ chơi Fehn...


Nanakids vừa được khách hàng bình chọn vào Top 10 Thương hiệu nổi tiếng 2013. Hiện tại công ty đã có 3 showrooms tại Hà Nội và TP HCM cùng đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp, lắp đặt miễn phí tận nơi, sản phẩm được bảo hành một năm. Nanakids cũng tham gia và tổ chức các hoạt động từ thiện, nhằm chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, mang đến cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên và có cuộc sống tốt hơn.

Công ty đang tiếp tục phát triển đa dạng những sản phẩm nội thất chất lượng cao nhằm đem đến cho trẻ những tiện nghi tốt nhất, không gian riêng phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ từ những tháng đầu đời cho đến 15 tuổi. Nữ doanh nhân trẻ Vi Thị Thu Nhi cũng đặt mục tiêu đưa sản phẩm và dịch vụ Nanakids đến với mọi miền đất nước cũng như đưa thương hiệu này thâm nhập thị trường các nướckhác trong khu vực châu Á

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Trang Trại " Quýt Vàng "

Đã bao đời, cái mắt bà con ở huyện vùng cao Bạch Thông (Bắc Kạn) chỉ quen với cây rừng, nên khi khu vườn của gia đình anh Hoàng Văn Danh, xóm Khuổi Cụ, xã Phương Linh cho thu hoạch những quả quýt chín đầu tiên, bà con ngạc nhiên lắm. Vườn cây ăn quả của nhà anh Danh nằm sâu tun hút trong khe Khuổi Pải. "Cách nhà hơn 10 cây số, lúc chưa mua được xe máy, tôi toàn cuốc bộ. Nhà tôi được giao tất cả 9ha đất rừng ở khe Khuổi Pải này, trong đó có 3ha đã được phủ xanh bởi cây ăn quả. Trong vùng này, tôi là người đầu tiên lập được một vườn cây ăn quả như thế" - anh Danh tự hào giới thiệu.

Năm 1997, mặc dù Hội ND huyện giúp anh tham gia một lớp tập huấn kỹ thuật trồng cam, chanh, quýt, rồi lại được đi thăm quan vùng cam Hàm Yên (Tuyên Quang), trồng mơ, mận, nuôi ong ở Yên Bái, nhưng anh vẫn chưa thực sự tự tin, nên về nhà chỉ dám trồng thử. Anh kể: "Giá bán mơ quả lúc bấy giờ cao lắm, tới 12.000 đồng/kg. Tôi dọn một góc sườn đồi thoai thoải ngay sát nhà, rồi đặt cây mơ giống xuống. Nhưng chưa kịp ra quả, thì cây giống cứ còi cọc rồi chết dần. Hỏi ra mới biết, đất này không trồng được mơ.

Không chịu thua, anh quay lại Hàm Yên một lần nữa, vừa bổ túc thêm kinh nghiệm, vừa mua cây quýt giống về trồng. Đã từng khoác áo lính 4 năm, anh bảo việc trồng cây ăn quả của anh được thực hiện theo kiểu "chiến dịch vết dầu loang". Khởi đầu chỉ trồng vài chục cây cứ thế nhân ra nhiều thêm.

Cứ cần cù, kiên nhẫn như thế, cho đến năm 2003, khu vườn đã mở rộng ra 3ha với hàng ngàn cây quýt, cam, chanh... Năm 2003, lần đầu tiên vợ chồng anh có khoản thu trên 40 triệu đồng từ bán quýt, cam, chanh, và hơn 10 triệu đồng từ bán mật ong. Trước kia hoa quả đều phải đưa từ thị xã Bắc Kạn lên và Cao Bằng xuống, nhưng năm ngoái, dân buôn 2 nơi này lại vào tận nhà anh Danh đặt hàng. "Hoa quả có chất lượng, và vùng này còn hiếm nên chẳng lo dân buôn ép giá. Nguồn thu 2 năm đầu mới kéo lại đủ vốn đầu tư trang trải, nhưng tôi biết mình đã thắng, và đã đúng khi chọn mô hình trồng cây ăn quả".

Qua câu chuyện, chúng tôi còn được nghe anh kể về một thời từng đi đào đãi vàng cách đây gần 20 năm. "Vài vẩy vàng kiếm được không đủ tiền thuốc chữa bệnh sốt rét. Ở Khuổi Cụ nay thì chỉ có trồng rừng, trồng cây ăn quả là chắc ăn nhất" - với tư cách là Bí thư chi bộ, Chi hội trưởng chi hội ND, anh Danh thường bày cho bà con như thế.

NTNN (Vietnam Website)

Ông Sáng " Ong "

Ở Bắc Giang có 3 tỷ phú tên Sáng. Và Sáng "ong" là biệt danh mọi người đặt cho ông Hoàng Anh Sáng ở xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn.

Ông là người đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đem nghề nuôi ong về nuôi. Năm 1979 - 1980, bằng kinh nghiệm, kiến thức học được sau những chuyến đi thực tế ở Tây Nguyên, ông đã về mua một khu đất để trồng cây ăn quả phục vụ riêng cho việc nuôi ong. Nhưng thời gian đó do thị trường tiêu thụ còn hạn chế, nên ông chỉ túc tắc nuôi vài chục đàn. Năm 1996, khi giống ong ngoại bắt đầu được nhập và đưa về Việt Nam, toàn bộ số đàn ong nội trước đây được ông thay thế bằng các đàn ong ngoại với số lượng lên đến 450 đàn.

Để có chỗ cho đàn ong “đồn trú”, ông đã mua hẳn một trang trại rộng 30ha để trồng vải, nhãn và kết hợp nuôi gà, vịt, cá... "Nuôi ong là nghề cực kỳ vất vả, cứ mỗi mùa lại phải di chuyển chúng đến một địa điểm khác để cho chúng hút nhị hoa. Nếu không thường xuyên di chuyển, ong sẽ không có thức ăn và chết” - ông cho biết. Một năm có 4 mùa thì đàn ong của gia đình ông Sáng phải "vi hành" đi 4 nơi khác nhau. Mùa xuân ong ở tại vườn đón mùa vải, nhãn ra hoa. Sang mùa hạ, ông đưa ong lên Sơn La, Quảng Ninh đón mùa hoa sú vẹt, bạch đàn, hoa mai. Mùa thu, đàn ong quay trở về Hưng Yên "hưởng" mùa hoa táo. Đến mùa đông, ong lại được di chuyển trở về với vùng núi rừng Hoà Bình để hút các loại hoa rừng.

Ông cho biết: "Nuôi ong cần rất nhiều vốn và công đầu tư chăm sóc. Nếu lơ là một chút thì chỉ một đợt dịch bệnh là toàn bộ đàn ong có thể bị xoá sổ". Những bệnh ong thường gặp nhất là rệp, ve, thối ấu trùng, ký sinh trùng, đường ruột.

Khi ong bị nhiễm bệnh cần phát hiện kịp thời và cho ong uống thuốc kháng sinh liều cao để trị bệnh tận gốc. Mỗi đàn ong thường được bố trí từ 100- 150 tổ. Chi phí để đầu tư cho một đàn ong từ 1- 1,2 triệu đồng (gồm thùng, cầu nhốt, đường, giống). Riêng giá một đàn giống ngoại hiện nay, ông phải mua tới 400.000 đồng và riêng lượng đường chúng tiêu thụ mỗi năm khoảng 50kg. Bù lại, ong cho giá trị rất cao, năng suất đạt 40- 50kg mật/đàn/năm. Với giá bình quân 20.000 đồng/kg, mỗi năm ông đã thu về trên 400 triệu đồng tiền bán mật. Không chỉ vậy, hiện nay ông Sáng còn là người cung cấp giống cho cả khu vực miền Bắc.

Trung bình mỗi năm ông cung cấp cho thị trường từ 200- 300 đàn giống. Doanh thu từ nguồn này cũng đem lại cho gia đình ông trên 100 triệu đồng/năm.

NTNN (Vietnam Website)

Tỷ Phú Làng Nem

Cũng không quá lời khi nhiều người thường gọi anh Nguyễn Chiến Sang là tỉ phú làng nem. Bởi anh là một thanh niên trẻ thành đạt, vươn lên làm giàu bằng nghề sản xuất nem truyền thống của đất Lai Vung.

Từ anh bán... ve chai

Những ngày đầu tháng 4-2004, chúng tôi tìm đến Cơ sở sản xuất nem “ Thúy Ngoan” rộng đến 2.000 m2, nằm ven Quốc lộ 80 thuộc khóm 4, thị trấn Lai Vung, huyện LaiVung, tỉnh Đồng Tháp. Anh Nguyễn Chiến Sang, chủ cơ sở còn khá trẻ (SN 1971) nhưng đã có gần 10 năm trong nghề. Trông bề ngoài, Sang chân chất thật thà y hệt như một nông dân “nòi”, chẳng giống ông chủ tí nào, nhưng lại là người có biệt tài làm nem ngon đáo để. Đưa chúng tôi đi thăm cơ ngơi khang trang với gần 100 công nhân tất bật sản xuất ngày đêm, khó mà tin được 10 năm trước anh khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng. Sinh ra trong gia đình nghèo, không được học hành đến nơi, đến chốn, lớn lên Sang mưu sinh bằng cách làm thuê làm mướn. Khi thì mua ve chai , lông vịt, khi thì lặn lội khắp nơi tìm mua phế liệu mang về chợ Lai Vung bán lại kiếm sống qua ngày.

Thế rồi như duyên cớ, Sang được người quen giới thiệu đi giao hàng cho các cơ sở sản xuất nem ở thị trấn Lai Vung. Với chiếc xe đạp cũ kỹ mỗi ngày anh đạp cả trăm cây số xuống Mỹ Thuận, rồi ngược lên phà Cao Lãnh, phà Vàm Cống... vừa bỏ mối cho các đại lý, vừa rao bán lẻ đến tận tối mịt mới về. Bán nem lâu ngày rồi thành “ mê”, tranh thủ lúc rảnh rỗi Sang tìm tòi học cách gói nem, phương pháp pha chế, làm nhân, trộn thịt, quết da... Gần 2 năm học hỏi, khi anh tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghề sản xuất nem. Lúc này Sang bàn với vợ nghỉ làm công để mở cơ sở sản xuất riêng.

Chị Thúy - vợ Sang nhớ lại: “ Tài sản của vợ chồng lúc đó chỉ vỏn vẹn 500.000 đồng, trong khi các cơ sở lớn làm không lời huống chi mình vốn ít thì sao trụ được. Ai cũng cho rằng, vợ chồng thằng Sang làm chuyện tào lao, sớm muộn gì rồi cũng mang nợ ngập đầu”. Vốn ít, Sang làm nhỏ. Mỗi ngày chỉ gói khoảng 600 chiếc nem (tương đương 2 kg thịt heo), còn lá chuối, lá vông để gói nem thì anh chạy đi xin các nhà vườn quen biết nhằm tiết kiệm chi phí.

Làm nem xong, anh tự mình chở đi bán bằng xe đạp, có lời bao nhiêu đầu tư làm lớn dần lên và mở thị trường tiêu thụ rộng thêm ra. Chắt chiu, cần kiệm với phương châm “ kiến tha lâu đầy tổ”, chẳng bao lâu Sang có được cơ sở sản xuất nem khang trang nhất ở Lai Vung với số lượng công nhân hàng chục người, khi vào dịp Vía Bà hay Tết Nguyên đán phải huy động đến cả trăm người sản xuất ngày đêm mới đủ cung cấp.

Đến doanh nghiệp bề thế

Anh Lưu Văn Tuấn, Phó Bí thư Huyện Đoàn Lai Vung, nhìn nhận: “ Hành trình đổi đời của thanh niên Nguyễn Chiến Sang ít người bì kịp. Chỉ trong vài năm từ hai bàn tay trắng, giờ đây Sang có cơ ngơi trị giá cả tỉ đồng. Đáng nói hơn, trong lúc một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp lao đao, thì anh biết khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu bằng nghề sản xuất nem truyền thống. Đây chính là gương điển hình tiêu biểu nhất của phong trào thanh niên lập nghiệp ở Lai Vung”. Không dừng lại ở nghề sản xuất nem, Sang mua thêm đất đào ao nuôi cá và nuôi heo. Đàn heo hàng trăm con, giúp anh chủ động được nguồn nguyên liệu trong việc làm nem, không còn bị động những lúc thịt heo lên giá.

Nắm bắt nhu cầu của du khách qua lại trên Quốc lộ 80, ngoài việc ghé lại mua nem, nhiều người muốn tận mắt xem sản xuất nem tại chỗ và dừng chân nghỉ ngơi, tham quan, ăn uống... Gần đây, Sang mạnh dạn đầu tư thêm gần 800 triệu đồng mua sắm trang thiết bị hiện đại và mở rộng qui mô sản xuất. Toàn bộ qui trình sản xuất nem được làm trong phòng kiếng sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Bên cạnh đó, anh mở thêm quán ăn, buôn bán các loại bánh kẹo, trái cây, quà lưu niệm và nhiều mặt hàng phục vụ đầy đủ các nhu cầu du khách đến làng nem. Với cách làm mới này, du khách xa gần ghé vào mua nem và nghỉ ngơi tăng vọt.

Nếu như trước đó mỗi ngày cơ sở chỉ tiêu thụ được khoảng 5.000 - 7.000 chiếc nem lớn nhỏ, giờ đây số lượng tiêu thụ tăng lên 10.000 - 12.000 chiếc, những ngày đắt đến 15.000 - 20.000 chiếc. Đặc biệt, từ nay đến Lễ hội Vía Bà ở Châu Đốc, du khách qua lại QL 80 ghé mua nem còn tăng hơn. Cộng với buôn bán các mặt hàng khác, mỗi năm Sang thu lời từ 100 - 200 triệu đồng.

Cơ sở sản xuất nem ngày càng ăn nên làm ra, khách hàng từ các tỉnh xa tìm đến càng nhiều, nhưng Sang nhất quyết không tăng giá nem mà trái lại liên tục đầu tư chế biến chiếc nem ngày càng ngon hơn. Hạn chế của chiếc nem trước đây là thời gian bảo quản rất ngắn, chỉ kéo dài được 3- 4 ngày, do đó khi gặp những lúc mưa bão nem không bán hết sẽ bị hư toàn bộ dẫn đến lỗ lã. Sau thời gian tìm tòi áp dụng nhiều biện pháp chế biến mới, chọn da heo và thịt nạc loại tốt, đến nay chiếc nem có thể bảo quản kéo dài từ 6 - 7 ngày mà vẫn giữ được độ chua và rất ngon.” Phải có thương hiệu hàng hóa thì mới đưa chiếc nem truyền thống đi xa hơn và tăng sức cạnh tranh trên thị trường”-Sang quả quyết như vậy.

Thế là anh phối hợp cùng với các cơ sở lân cận lặn lội lên tỉnh đăng ký thủ tục, xây dựng thương hiệu nem Lai Vung. Và gần 2 năm nay nhãn hiệu nem Lai Vung “ Thúy Ngoan” được các ngành chức năng công nhận và nhiều khách hàng ủng hộ.

Thành công trong nghề sản xuất nem, Nguyễn Chiến Sang được kết nạp vào Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Tháp, được chọn đi báo cáo ở nhiều Hội nghị điển hình về phong trào thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh và khu vực. Từ người bán ve chai, giờ trở thành “ triệu phú” trẻ nhất ở làng nem Lai Vung, nhưng Sang vẫn sống hòa đồng bình dị với mọi người, thích tham gia nhiều phong trào thanh niên và nhiệt tình đóng góp công sức vào việc làm xã hội. Sang tâm sự: “Lớn lên trong nghèo khó, nên mình thấu hiểu và luôn đón nhận những thanh niên nông thôn khó khăn vào làm ở cơ sở. Giúp được họ có công ăn việc làm ổn định cuộc sống mình thấy vui lắm. Đặc biệt, góp phần khôi phục và phát triển nghề sản xuất nem truyền thống ở quê hương”.

HUỲNH LỢI - Báo Cần Thơ

Trở Thành Tỷ Phú Nhờ Xuất Khẩu Mơ Muối

Ông Nguyễn Bá Đường ở thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức (Hà Tây), nhiều người biết đến, là điểm sáng trong vùng vì có chí làm giàu. Quả mơ mua từ Bắc Kạn, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình... ông dầy công nghiên cứu chế biến thành ô mai mơ là mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Năm 1988, là một cán bộ Ngành ngân hàng tỉnh Hà Tây về hưu sớm, ông Đường đã mầy mò trong nghề trám muối, chanh muối, mơ muối để bán trong nước. Năm 1998, lô hàng mơ muối đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản, bị khách hàng khó tính chê về chất lượng chế biến, nhất là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm... Khách hàng chỉ thanh toán 1/3 số tiền so với hợp đồng. Cho đến nay số lượng mơ muối xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng dần, từ 12 tấn lên 90 tấn và năm nay là 125 tấn.

Chính từ sự tăng trưởng không ngừng ấy mà vốn lưu động của gia đình ông từ vài trăm triệu, đến nay đã tăng lên vài tỷ đồng, riêng lô hàng chất lượng cao của năm 2003 có giá trị doanh thu 3,76 tỷ đồng. Mặt bằng xưởng SX lúc đầu có 750 m2, nay đã mở rộng ra gần 3000 m2, hệ thống bể mơ muối lúc đầu có 48 m2 đến nay đã xây dựng thêm gần 220 m2.

Qua câu chuyện với ông Đường, ông cho biết: để quả mơ muối có khẩu vị hợp với người Nhật Bản, thì quả mơ phải đạt được tiêu chuẩn phía Nhật Bản yêu cầu là vỏ quả mơ phải nhăn đều, thớ thịt quả mơ không xoắn cong, mã quả phải đẹp, tuyệt đối không sạn, không nhiễm khuẩn. Để đạt được tiêu chuẩn trên khi phơi mơ phải phơi trong bóng râm, nếu phơi nắng phải có phên che, để vỏ quả mơ không cháy xám, không nhăn nheo quá mức, phơi mơ trên nong sạch, có vải trắng lót để đảm bảo vệ sinh, chân tay người SX lúc nào cũng sạch. Do đó sản phẩm mơ muối của ông Đường đã ngày càng ăn khách, vừa qua một số tờ báo của Nhật Bản đã có những bài viết ca ngợi.

Không dừng lại ở đây, ông Đường đã nghiên cứu tiếp để từ năm 2004 vừa tiếp tục xuất mơ muối số lượng lớn vừa ký hợp đồng những mặt hàng mới như: “Mơ nướng”, chế biến “bột mơ”, sản xuất “ớt xanh ngâm xì dầu”... Trong những năm qua, ông Đường đã góp phần giải quyết việc làm cho từ 150 - 170 lao động nông nhàn của xã, mức lương từ 540.000 đ - 800.000 đ/tháng, đó là chưa kể mỗi năm ông đã tiêu thụ hàng ngàn cái nong tre, hàng ngàn tấm phên đan của huyện Ứng Hòa, Hà Tây.

Khi tiếp xúc với ông Watsusavtsuo, một khách hàng Nhật Bản, ông cho biết: “Món mơ muối Việt Nam của ông Đường xuất sang là thực phẩm hiếm của khách hàng Nhật Bản, nhà nào giàu mới có mơ muối thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Các cô gái Nhật Bản mê mơ muối Việt Nam vì nó đã giúp cho tiêu hóa tốt, không phải dùng nhiều mỹ phẩm, nước da vẫn đẹp một cách tự nhiên, đầy quyến rũ...”.

Đến thăm xưởng chế biến, thăm “biệt thự” giữa làng quê ấm áp tình người của ông Nguyễn Bá Đường tại Đồng Nhân, Đông La, mọi người đều thán phục, bởi một nông dân đã trở thành tỷ phú từ quả mơ muối xuất khẩu sang Nhật Bản.

NNVN (Vietnam Website)

Tỷ Phú Măng Cụt Cầu Kè

Thời gian qua, trong khi nhiều loại trái cây mất giá khiến nhà vườn lao đao thì ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh có một nông dân trở thành tỷ phú nhờ thâm canh có hiệu quả 500 gốc măng cụt… Cách đây 6 năm tại Hội thi trái ngon ĐBSCL tổ chức ở tỉnh Tiền Giang, măng cụt huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) vượt qua mặt “anh hào” Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ… đoạt giải nhất đồng bằng. Một trong những người tiên phong có công đưa cây măng cụt Cầu Kè lên ngôi là ông Năm Nhành (Võ Văn Nhành) ở cù lao Tân Qui, xã An Phú Tân.

Anh Tư Bé, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh, người nhiều năm gắn bó với vùng đất cù lao giàu tiềm năng hoa thơm trái ngọt này cho biết: 5 năm gần đây nhà vườn trồng chôm chôm, nhãn, sầu riêng, sabôchê... Cù lao Tân Qui trúng mùa, nhưng do giá cả đầu ra bấp bênh nên đời sống bà con lao đao, trong khi đó vườn măng cụt của gia đình ông Năm Nhành 5 năm liền trúng mùa trúng giá, mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng.

Thừa hưởng nguồn lợi kinh tế cây măng cụt do ông Năm Nhành trồng cách đây hơn 30 năm, anh Lưu Văn Nhiều, người con rể đang quản lý chăm sóc 2,5 ha măng cụt kể: Trong một chuyến tham quan du lịch các tỉnh miền Tây, cha vợ tôi mang về 5 cây măng cụt trồng thử ở vườn nhà, sau hơn 10 năm trồng cây cho trái và từ đó gia đình nhân giống lên được 500 cây.

Hiện nay trong số này có hơn 250 gốc trên 25 năm tuổi đang thời kỳ sung sức, mỗi năm cho sản lượng trái hơn 14 tấn, chỉ tính bình quân giá bán từ 20-25 ngàn đồng /kg, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi gần 250 triệu đồng. Đặc biệt trong số cây ấy có 1 gốc trên 50 năm tuổi cho sản lượng trái 0,4 tấn/năm, tương đương hơn 8 triệu đồng.

Măng cụt càng nhiều năm tuổi cho sản lượng trái càng tăng. Hàng năm mỗi khi vào vụ thu họach, vườn măng cụt của gia đình anh Út Nhiều thu hút các nhà vựa, thương lái ở Cần Thơ, Vĩnh Long, TPHCM, tìm đến tận nơi thu mua đóng kiện xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…

Hiện nay các nhà vườn ở huyện Cầu Kè đã cải tạo các giống cây trồng hiệu quả thấp chuyển sang trồng chuyên canh và xen canh hơn 110 ha măng cụt. Anh Đào Văn Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú Tân lạc quan: Sau nhiều năm lâm vào cảnh được mùa mất giá, giờ đây bà con nhà vườn quan tâm nhiều hơn việc chọn cây cho đất. Trước nhất là xem xét trồng cây gì, bán ở đâu, giá trị kinh tế ra sao rồi mới quyết định chọn gốc cây.

Theo định hướng phát triển kinh tế vườn ở địa phương, từ nay đến năm 2010, ngoài cây nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng cơm vàng hạt lép, sầu riêng Mongthong, cây măng cụt là mục tiêu phát triển lâu dài tạo ra giá trị hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu.

Hội làm vườn tỉnh và ngành nông nghiệp huyện đang xúc tiến hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống chất lượng cao cho bà con mở rộng diện tích thâm canh. Hội nông dân vận động khuyến khích nhà vườn liên kết xây dựng hợp tác xã măng cụt để sớm hình thành thương hiệu sản phẩm, đưa cây măng cụt địa phương vươn xa hơn thị trường trong và ngoài nước.

Trước xu hướng cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập, để không thua ngay trên sân nhà, hơn lúc nào hết, nhà vườn cần có cách nhìn mới, tư duy mới trong việc chọn giống cây trồng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm sạch là yếu tố sống còn thời kinh tế mở.

ĐÌNH CẢNH - SGGP

Vua Lộc Vừng

Từ Hà Nội đi dọc theo QL 32 khoảng hơn 40 km thì đến khu trang trại sinh vật cảnh của bác Nguyễn Văn Tỏ ở thôn Cung Sơn, xã Tích Giang (Phúc Thọ - Hà Tây). Người dân ở đây quen gọi bác Tỏ với cái tên "ông vua lộc vừng", bởi lẽ khu vườn sinh thái rộng trên 1 mẫu đất có bạt ngàn cây lộc vừng và các loại cây cảnh khác có tuổi đời từ một vài năm cho đến hàng trăm năm. Mỗi năm nguồn thu từ cây cảnh, bác cũng được trên 100 triệu đồng.

Là người lính, bác Tỏ đã từng cùng đồng đội nhiều lần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".Những năm tháng gắn bó với rừng, bác biết rất nhiều loại cây. Nhưng có lẽ chỉ cây lộc vừng đã làm bác mê đắm, hút hồn trước vẻ đẹp của nó. Lộc vừng đẹp nhờ bộ rễ dày, gân guốc như lực sỹ và nở những chuỗi hoa dài, màu đỏ, thật quyến rũ. Cây lộc vừng cứ ám ảnh bác mãi trong những chặng đường hành quân cũng như lúc bác xuất ngũ trở về địa phương.

Với ý thức bảo vệ những cây lộc vừng cổ thụ đang bị mất dần trong những cánh rừng đại ngàn do nạn săn cây cổ thụ, bác Tỏ đã nảy ra ý tưởng trồng cây lộc vừng tại vườn nhà mình rồi ươm giống cây con phục vụ người chơi cây cảnh. Bác mạnh dạn mua khu vườn cạnh đường QL32 rộng trên 1 mẫu để trồng lộc vừng. Bác Tỏ lặn lội vào tận vùng Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An tìm những cây lộc vừng đã bị người dân đào bới khai thác trôi nổi để thu mua.

Hiện tại, trong vườn nhà bác Tỏ có gần 200 cây lộc vừng, có cây tuổi đời chỉ vài năm, có cây trên 100 năm, gốc to một người ôm không xuể. Bác chọn những cây lộc vừng nhiều tuổi nhất cho ra hoa, kết trái để lấy hạt ươm trồng. Cây lộc vừng từ khi trồng, trong vòng khoảng 2-3 năm là cây có tán, có hoa và có thể bán được. Cây đẹp (cây được tạo thế) có giá trị từ 1 triệu đến vài triệu đồng. Còn loại cây thường (cây 1 thân) thì giá từ 1 triệu đổ lại. Loại lộc vừng cổ thụ thì giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Nhưng trồng được một cây lộc vừng cổ thụ thì mất cả đời người, thậm chí hai, ba đời. Lộc vừng cũng là loài cây dễ tính, tuy nhiên người trồng cũng phải hiểu được đặc điểm lâm sinh của cây. Khi mua cây phải đánh cả bầu đất sau đó ủ cát xung quanh ươm cây cho rễ non ra rồi mới đem trồng. Thời điểm lộc của cây bắt đầu bật ra thì phải có lưới đen che nắng, che sương cho lộc non đẹp không bị táp lá.

Bác Tỏ cho biết: Hiện nay,lộc vừng đang là "mốt" của những người chơi cảnh. Nhiều người quan niệm lộc vừng trổ ắt lộc sẽ đến, ở gia đình thì họ thường mua những cây lộc vừng trồng ở chậu. Còn các trang trại sinh thái, Cty thì "sính" cây cổ thụ hơn. Nhưng cây lộc vừng cổ thụ bây giờ rất hiếm, bởi nạn tàn phá rừng nhiều. Trong vườn nhà bác Tỏ cũng chỉ còn 60 cây lộc vừng có tuổi từ 60 đến trên 100 năm, hôm nào cũng có người đến hỏi mua, có người trả hàng trăm triệu đồng một cây nhưng bác Tỏ không bán, bác bảo để làm giống. Mỗi năm bác bán ra thị trường khoảng 100 cây lộc vừng giống.

Ngoài cây lộc vừng, trong vườn nhà bác Tỏ còn trồng trên 100 cây cảnh, cổ thụ các loại như: Sung, si, đa, sữa, cọ, cau vua... Nhưng nguồn thu chính trong vườn nhà bác vẫn là bán giống cây lộc vừng (chủ yếu cây từ 2-7 năm tuổi). Hiện tại, bác Tỏ đang có ý mở rộng vườn trồng lộc vừng để nhân rộng giống cây cảnh quý này, tạo điều kiện cho người chơi cây cảnh có cây mà không phải phá rừng.

NNVN (Vietnam Website)

Đổi Lục Bình, Bẹ Chuối Lấy ... Ngoại Tệ

Chỉ từ những chiếc chiếu, chiếc đèn ngủ, tủ bếp... làm từ lục bình, bẹ chuối, mỗi năm đã đem về cho cơ sở thủ công mỹ nghệ “Vĩnh Thịnh” của ông Triệu Vĩnh Thịnh ở đường Mậu Thành, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cả triệu đô la.

Ông Thịnh kể: "Có lẽ tôi có duyên với những loại cây dân dã này". Trước khi đến với lục bình, ông đã "kết bạn" với cây chuối. "Nhìn những bẹ chuối bị vứt bỏ, tôi thấy tiếc lắm. Phải làm gì đó để khỏi phí hoài “mỏ bẹ chuối” trời cho”. Rồi ông thử lấy sợi của bẹ chuối để làm giỏ xách. Sau chiếc giỏ xách, hàng loạt sản phẩm bằng bẹ chuối khác như: võng, giày dép, ghế ngồi... lần lượt ra đời bởi đôi bàn tay tài hoa của ông già trên 70 tuổi. Ông đem những “đứa con tinh thần” của mình lên TP. Hồ Chí Minh tiếp thị. Sản phẩm của ông nhanh chóng được nhiều cửa hàng đặt mua với số lượng lớn. Nhiều nơi còn đặt ông làm hàng theo mẫu. Từ TP. Hồ Chí Minh, những vật dụng xinh xắn như đĩa đựng ly, chụp đèn ngủ, tách, hộp đựng đồ trang sức... giá vài cent đến những chiếc chiếu, giỏ xách, tủ bếp... giá vài chục đô la của ông đã bay sang tận châu Âu, châu Á...

Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm bằng bẹ chuối, ông tiếp tục tung ra thị trường những chiếc võng, giỏ xách... bằng lục bình. Ông cho biết: Sản phẩm thủ công muốn cạnh tranh và xuất khẩu được không chỉ đẹp về hình thức mà chất lượng phải tốt. Chẳng hạn những đôi giày làm bằng nguyên liệu lục bình của ông vừa nhẹ, vừa mát mà còn có tác dụng về mặt y học nên khách hàng rất ưa chuộng. Hay như chiếc võng làm từ bẹ chuối có tác dụng hút nhiệt nên người nằm áo không bị dính mồ hôi... Để có được những sản phẩm này, theo ông công đoạn xử lý nguyên liệu là quan trọng nhất. Lục bình vớt từ dưới sông lên hoặc trồng phải có độ dài tối thiểu 50cm, gốc phải trắng, không dính phèn. Trước khi đem phơi khô phải cắt bỏ toàn bộ rễ, lá sau đó mới sơ chế.

Ông cho biết, nhu cầu về mặt hàng thủ công từ bẹ chuối, lục bình còn rất lớn. Năm 2001, sản phẩm của cơ sở ông đã có mặt ở Nhật, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan... và đã đem về cho ông gần 1 triệu đô la. Năm 2002, doanh thu tăng lên 1,2 triệu đô la. Nhưng điều quan trọng hơn cả là cơ sở “Vĩnh Thịnh” đã tạo công ăn, việc làm cho gần 2.000 lao động, trong đó đa phần là nghèo, không có nghề nghiệp. Ông cho biết, trước khi vào làm việc cho ông, họ sẽ được hướng dẫn cách làm. Khi đã thành thạo tay nghề, ông sẽ ký hợp đồng lao động với họ.

NTNN (Vietnam Website)

" AM " - Sứ Giả Của Arum Đà Lạt

Từ ngày đặt chân lên Đà Lạt, tôi được nghe bạn bè kể nhiều về xứ sở các loài hoa. Từ loài dã quỳ mộc mạc - đặc trưng của vùng Tây Nguyên, đến những loài hoa quý vùng cao nguyên Lâm Viên như: Phượng tím, mimosa, loa kèn... Song, loại Arum thì tôi mới được nghe, được thấy nhờ "lần" theo địa chỉ "thương hiệu AM" trên bao bì của một công ty hoa hạng sang ở TP.HCM...

"AM" - Anh Minh - Trần Đức Minh (1953), một nông dân thuần tuý ở thôn Đất Làng - xã Xuân Trường - Đà Lạt. Anh đang tỷ mẩn thu hoạch những nụ Arum (thuộc họ hoa loa kèn) lứa đầu, anh cho hay: "Trong hơn hai tháng qua, gia đình tôi thao thức với loại hoa này, chẳng biết sự chuyển đổi... có đúng hướng không? Bởi đây là loại hoa mới với nhà vườn Đà Lạt, canh tác theo hướng dẫn của sách vở, chẳng chút kinh nghiệm".

Nghe nói, anh là người có công đầu "kén" loại Arum về cho thành phố hoa?- Tôi hỏi. "Điều đó thì tôi không dám chắc, nhưng tôi cho rằng, loại Arum chỉ mới xuất hiện ở nhà vườn Đà Lạt trong thời gian gần đây thôi, và những hộ canh tác loại này chỉ đếm chưa đủ trên đầu ngón tay". Mộc mạc và khiêm tốn, nhưng quyết đoán trong phương thức làm ăn, nên trên cùng một diện tích đất sản xuất như bao nhà nông khác trong vùng mà hộ Trần Đức Minh đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhớ lại lời ông Hà Phước Ta - Chủ tịch UBND xã Xuân Trường - khi tôi đặt vấn đề giới thiệu một gương sản xuất giỏi của xã, ông nói ngay: "Anh Trần Đức Minh ở thôn Đất Làng, chuyên trồng hoa cao cấp trong nhà kính, "nhân vật" của xã đó!". Thêm một lần nữa, tôi khẳng định "nhân vật" của mình.

Thời kinh tế thị trường, mỗi người có một "kênh" làm ăn riêng, và điều quan trọng - quyết định sự thành công là nhạy cảm trong việc đón đầu thị hiếu khách hàng. Ngày xưa, không riêng gì gia đình anh Minh mà số đông dân Xuân Trường trồng su su - như một nhu yếu phẩm bán cho Tây, ngày làm, đêm đi trú... Rồi anh chuyển sang trồng rau, lấy công làm lãi, tằn tiện nuôi 5 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Với diện tích 1,1ha, anh quyết định chuyển toàn bộ sang trồng hoa (6 sào) và hồng ăn trái (năm 1999). Bước chuyển đổi ngoạn mục đã hoá giải bài toán kinh tế của gia đình.

Chị Ngô Thị Tuyết - vợ anh Minh thổ lộ: "Ngày đó, cả nhà lo lắm, anh Minh phải lặn lội khắp nơi để chắp nối kinh nghiệm trồng hoa, cũng may trời không phụ lòng người..." Hiện nay, ngoài 2 vợ chồng là lao động chính của gia đình, họ còn thuê 4 lao động và trả lương 1 triệu đồng/người/tháng. Năm 2002, doanh thu từ 6 sào hoa (chủ yếu hoa cúc, đồng tiền) của họ đạt 250 triệu đồng, lợi nhuận 30% cộng với 30 triệu đồng tiền lãi từ cây ăn quả.

Trở lại chuyện hoa Arum, anh Minh cho biết: "Cũng nhờ 3 đứa con học ĐH ở TP.HCM tôi mới biết loại hoa này và nhìn được hướng phát triển của nó. Tôi tìm đến Cty Đất Việt (TP.HCM) - chuyên thu mua, cung cấp hoa cao cấp... ký kết làm ăn lâu dài. Đất Việt cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm, tôi trồng thử nghiệm khoảng 200 m2 trong nhà kính và cho hiệu quả khả quan". Loại Arum có trên 15 màu, nhưng thị trường hiện ưa chuộng 4 màu: Vàng nghệ, vàng viền nâu, vàng kem và đỏ. Một củ giống cho khoảng 2 bông, 2 tháng là thu hoạch được.

Anh Minh đang có kế hoạch chuyển đổi một nửa diện tích đang trồng hoa cúc, đồng tiền sang trồng Arum (3 sào, khoảng 20.000 củ giống), trồng gối vụ 2 tháng/lần để có hoa thu hoạch quanh năm. Anh cho rằng, loại hoa này chưa có áp lực cạnh tranh trên "sân nhà" nên còn nhiều thuận lợi. Với giá hiện nay - dao động từ 6,5 - 9 ngàn đồng/cành, chắc chắn năm 2003 tổng lợi nhuận của gia đình sẽ đạt 400 - 500 triệu đồng.

Theo dự đoán của những nhà vườn đang canh tác Arum: Tương lai, loại hoa này sẽ góp phần giảm bớt nỗi lo toan trên đòn gánh nhà nông Đà Lạt

NNVN (Vietnam Website)

Anh " Hùng Điều "

Đó là tên thân mật mà các xã viên ở HTX nông nghiệp 2 Phước Thành, Tuy Phước (Bình Định) đặt cho anh Nguyễn Mạnh Hùng - một ND nghèo khó đã vươn lên làm giàu từ chính những diện tích điều thoái hoá, cằn cỗi ở địa phương...

Chuyện làm giàu của anh bắt đầu từ năm 1998, khi HTX Nông nghiệp 2 Phước Thành cho anh đấu thầu 3ha vườn điều thoái hoá, năng suất kém để chăm sóc, quản lý. Khi anh nhận diện tích điều này, nhiều người bảo anh chơi ngông, vì khó có thể thu lợi từ những cây điều thoái hoá đó. Nhưng với anh, mọi việc đều có thể làm được, nếu quyết tâm. Anh đã lặn lội đến nhiều vườn điều năng suất cao của huyện Phù Cát để tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Anh nhận thấy, các vườn điều ở Phước Thành lâu nay năng suất thấp là do ND không đầu tư thâm canh. Vì thế, khi cải tạo vườn điều của mình, anh tiến hành thuê nhân công chặt cành, tỉa nhánh tạo tán cho cây. Đến mùa điều ra hoa, anh phun thuốc, bón phân để cho hoa đậu quả tốt hơn...

Chính nhờ tuân thủ những biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt đó nên chẳng mấy chốc vườn điều của anh hồi sinh. Không dừng lại ở 3ha điều, anh cùng 3 người trong họ đề nghị Lâm trường Quy Nhơn cho nhận chăm sóc 17ha vườn điều hoang hoá trên địa phận xã Phước Thành. Diện tích lớn, anh mua máy cày tay, máy phát chồi để làm đất và phát dọn cây hoang. Và công sức của anh bỏ ra đã được đền bù xứng đáng.

Năm 2002, anh thu hơn 8 tấn hạt điều, trừ chi phí lãi trên 60 triệu đồng. Vụ điều năm nay sản lượng tăng gần gấp đôi (trên 14 tấn), với giá điều hiện nay 8.000 đồng/kg, anh đã thu về trên 100 triệu đồng. Nhiều người trước đây nghi ngờ anh, nay đã tìm đến anh nhờ chỉ bảo cách trồng điều.

Còn với Nguyễn Mạnh Hùng, anh tự hào: "Từ hai bàn tay trắng, giờ đây vợ chồng tôi đã có cơ ngơi khang trang: Một ngôi nhà xây 2 tầng, đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt hiện đại, con cái được học hành đến nơi, đến chốn..."

NTNN (Vietnam Website)

Tỷ Phú

Tôi gặp Trần Minh Châu tại ngôi nhà ba tầng cao lừng lững tại vùng núi đồi Tân Mỹ, cách thị xã Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 25 km về hướng Tây. Anh vừa tổ chức ăn mừng nhà mới hôm 20/6/2003. Bạn bè và bà con địa phương cả trăm người đến dự chúc mừng cho sự thành đạt của vợ chồng anh.

Trần Minh Châu kể:- Sau mấy tháng ở nhờ bên Trạm thuỷ văn đến đầu năm 1995, vợ chồng tôi sang nhượng mảnh đất đèo heo hút gió rộng khoảng 4000 m2 , với giá 2 chỉ vàng dựng lên túp lều 24m2 đủ che mưa tránh nắng. Lúc đó có những người anh em quen thân gọi tôi là Châu "khùng". Bởi lẽ nơi này là vùng "đất chết" sỏi đá, không điện, không nước. Nhưng trong linh cảm của người lính, tôi xác định vùng đất này chính là nơi có đủ điều kiện giúp tôi ăn nên làm ra. Tôi khởi nghiệp chăn nuôi từ 2 con dê cỏ mua 600.000 đồng của bà con dân tộc Raglai xã Phước Trung.

Đến cuối năm 1996, mẹ đẻ, con đẻ đưa đàn dê cỏ lên 30 con. Tôi bán đàn dê cỏ được 9 triệu đồng vay ngân hàng thêm 4 triệu đồng mua 20 con dê Bách Thảo. Đây là bước ngoặt lịch sử trong đời sống kinh tế của gia đình. Nhờ có kiến thức của một sỹ quan quân đội chuyên ngành tài chính, tôi quay sang nghiên cứu học tập nắm vững kỹ thuật chăn nuôi dê, gắn bó sống mái với đàn dê.

Dê Bách Thảo là con vật dễ nuôi, ít bệnh tật, cho giá trị kinh tế cao. Từ 20 con giống qua 4 năm sinh sản đến cuối năm 2000 đã đưa đàn lên đến 340 con. Lúc này, tôi làm cuộc đổi mới cơ cấu giống là bán 310 con dê chuyển sang mua 60 con cừu giống và mua sắm phương tiện sinh hoạt, sản xuất. Từ đó đến nay, hàng năm, tôi bán dê cừu thịt và giống thu 200-300 triệu đồng. Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, tôi đã bán dê cừu trên 300 triệu đồng. Ngôi nhà 3 tầng có diện tích 250 m2 tổng vốn đầu tư 400 triệu đồng tương đương với giá trị của 100 con cừu cái giống. Hiện nay trong trang trại còn lại 350 con cừu và 150 con dê.

Khi trở thành chủ trang trại dê, bà con địa phương đã đổi tên Châu "đen" thành Châu "dê". Trong nghề chăn nuôi gia súc có sừng thì con cừu, con dê là mau sinh lợi nhất. Con dê, cừu cái 9 tháng tuổi đã sinh sản lứa thứ nhất. Mỗi năm dê, cừu đẻ 2 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Trọng lượng dê cừu trưởng thành 30-35 kg, giá bán dê cừu đực và dê cừu cái loại thải 23.000 đồng/kg hơi. Giá dê cái giống hiện nay lên đến 3,5 triệu đồng/con; cừu nái giống 4 triệu đồng/con. Trong diện tích vườn nhà khai hoang mở rộng lên 3 ha hiện nay trồng 5000 m2 cỏ voi bơm tưới từ nguồn nước Sông Cái bổ sung thức ăn xanh hàng ngày cho dê cừu. Gia đình còn có 7 ha đất rẫy trồng bắp, đậu thu hoạch mỗi năm trên 5-6 tấn hạt dùng làm thức ăn tinh cho đàn gia súc.

Dự tính tương lai của anh là củng cố đàn gia súc với bầy đàn ổn định 500 con chia làm 5 bầy như hiện nay. Trang trại của Trần Minh Châu đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động chính và 5 lao động phụ với mức thu nhập ổn định 0,5-1triệu đồng/người. Trần Minh Châu đang nhận đỡ đầu giúp 1-2 nông hộ nghèo ở địa phương có điều kiện vươn lên làm ăn xoá đói giảm nghèo...

NNVN (Vietnam Website)